Cổ phiếu châu Á, Đồng Đô-la suy giảm, thận trọng chờ tin Non-farm.

09:29 |
Một người qua đường đi ngang qua màn hình điện tử hiển thị chỉ số thị trường chứng khoán khác nhau, bên ngoài một sàn môi giới ở Tokyo, Nhật Bản, 29 tháng 9 năm 2015

Cổ phiếu châu Á và đồng USD giảm giá trong phiên giao dịch sáng hôm thứ 6, sau khi các dữ liệu của Mỹ chưa cho thấy rõ thời gian tăng lãi suất của FED,tất cả đều trông chờ vào tin Non-farm như một tín hiệu cho việc tăng lãi suất.

Thị trường Trung Quốc sẽ đóng cửa cho đến ngày 8 tháng 10 để kỉ niện Tuần lễ Vàng của Quốc gia. Vào ngày thứ 5, hai cuộc khảo sát cho thấy sản xuất yếu kém vẫn đeo bám dai dẳng nền công nghiệp, mặc dù tình thình không đến mức tồi tệ như mọi người lo ngại.

Chỉ số MSCI mở rộng của Cổ phiếu Châu Á- Thái BÌnh Dương ngoài Nhật Bản giảm 0,3%, nhưng vẫn đi trên con đường tăng 0,7% hằng tuần, sau những diễn biến tổng hợp trên Phố Wall, trước tin việc làm của Mỹ.

Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm 0,8%, giảm 1,7 % trong tuần.
Viện Quàn lí nguồn cung ( ISM) cho biết chỉ số hoạt động sản xuất trong nước đã giảm xuống còn 50,2, kể từ tháng 5 năm 2013 và chỉ dưới mức dự báo trung bình thấp nhất theo một thăm dò của Reuters.

Fed đã không nâng lãi suất trong cuộc họp của mình vào tháng trước, vì lo ngại sự suy giảm của kinh tế thế giới và Trung Quốc.

Các nhà kinh tế hi vọng rằng bảng lương phi nông nghiệp sẽ cung cấp them 203,000 việc làm mới trong tháng 9, theo dự báo của Reuters.

Tỉ giá USD/JPY ở mức 119.83, trong khi đó với EUR lài giảm nhẹ, ở mức 1.1190 EUR đổi 1 USD.
Chỉ số USD, theo dõi đồng bạc xanh bởi 6 rổ tiền tệ đối thủ, giảm khoảng 1% ở mức 96.114, và cũng giảm khoảng 0.1% trong tuần.

Dầu thô kì hạn Mỹ tăng khoảng 1.1% ở mức 45.23$ một thùng, sau một phiên biến động, trong đó các nhà đầu tư theo dỗi đường đi khó lường của cơn bão Joaquin, sễ đổ bộ vào bờ biên New Jersey gây ảnh hưởng đến nhưng nhà máy lọc dầu ở đây.

Dầu thô Mỹ giảm 0,8% vào hôm thứ 5 sau 4 phiên tăng liên tiếp.


Dầu thô Brent tăng khoảng 0,8% trong phiên giao dịch Châu Á, ở mức 48,10$ một thùng.

Inews Team

Nguồn: Reuters

Tin Non-farm Tháng 10: Báo cáo việc làm có thể đạt mức khá mặc cho tình trạng u ám ở nước ngoài.

14:41 |
Thị trường lao động Mỹ như một chiếc tàu kéo, vượt qua những gió bão từ thị trường ngoài nước. 

Báo cáo việc làm tuần cuối tháng 9 dự báo tăng khá vững chắc: khảo sát kinh tế của Marketwatch cho biết có khoảng 190000 việc làm đc tạo mới, trong khi đó , tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 5,1%



Không có gì nói với chúng ta về cách xoay chuyển nơi mà chúng ta đang đứng, hoặc là hướng tới một sự gia tăng lớn hơn, hoặc là suy giảm. Kevin Logan – Nhà kinh tế Mỹ tại HSBC

Logan hi vọng, sự suy giảm trong sản xuất và dầu thô khiến cho giá dầu giảm và đồng Đô-la mạnh. Tuy nhiên, mức tăng mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ trong nước đã bù đắp lại những tổn thất đó.


Báo cáo việc làm là chỉ dẫn tốt nhất cho thấy nền kinh tế đang hoạt động như thế nào. Các báo cáo chính thức về tổng sản phẩn trong nước nói chung được xem là lạc hậu hơn khi nó lên sức khỏe của nền kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế khác có phạm vi quá hạn hẹp. Logan cho biết, nền kinh tế đang ở mức tăng 2%, trong phại vi tăng trưởng 2-2,5%

Thống đốc FED Brainard nói rằng Tín dụng trực tuyến thách thức Ngân hàng cộng đồng

09:56 |


FED: Thống đốc Lael Brainard phát biểu rằng các khoản vay trực tuyến đang đặt ra những thách thức chó các Ngân hàng cộng đồng.
Sự tăng trưởng theo cấp số nhân của những người cho vay trực tuyến, trong đó gồm Internet, Social media, và những nguồn dữ liệu không chính thức khác để đánh giá đơn xin vay vốn, có thể thách thức những ngân hàng cộng đồng Mỹ như là một nguồn tín dụng quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng, một quan chức cấp cao của Fed cho biết hôm thứ tư.
Họ cũng đặt ra những thách thức pháp lí mới cho Fed vầ các cơ quan khác có thể phải giải quyết để đảm bảo họ tuân thủ như những người cho vay khác, và không tham gia vào những hoạt động kì thị và lừa đảo. Thống đốc Lael Brainard nói trong một bài phát biểu trong hội nghị với những  ngân hàng cộng đồng.
‘’ Hiện đã có rất nhiều suy đoán về tác động của lĩnh vực này đối với ngân hàng truyền thống. Điều này sẽ làm gián đoạn hoạt động , hoặc mở rộng tầm với, hoặc có thể là cả hai. Braindard nói với những người cho vay trực tuyến rằng ước tính có khoảng 12 tỷ Đô tín dụng vào năm ngoái.
Con số này là rất nhỏ sơ với hàng trăm tỷ cho vay năm ngoái, nhưng nó đẵ tăng gấp đôi trong vài năm nay, Braindarg nói rằng các ngân hàng cộng đồng sẽ phải có chiến lược mới để đối phó với đối thủ khó khăn này.
Cho vay trực tuyến, ví dụ, có thể là một vốn vay có lãi mà ngân hàng cộng đồng có thể mua, hoặc cung cấp một lối thoát cho các ngân hàng địa phương để giới thiệu các khách mà mà họ không thể tiếp cận.
Nhưng những giả định này, tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành, phân tích rủi ro và tập quán tiêu dùng tất cả phải được tập hợp lại , và Braindarg nói rằng Fed và các cơ quan khác phải điều chỉnh khi nền kinh tế phát triển.
Cho vay trực tuyến từ các chủ nợ nhỏ như Kabbage đến cung cấp thanh toán trực tuyến như Square được phân vào nhánh cho vay, họ có thể đáp ứng nhu cầu nhanh hơn, phân tích tín dụng khác nhau, tuy nhiên, họ có thể thu phí cao hơn, Braindarg nói
"Chúng tôi muốn hiểu rõ hơn các cơ hội do tiến bộ công nghệ có thể mang dữ liệu mới và giúp đỡ những người cho vay thực hiện tín dụng có sẵn", Bà Braindarg cho biết tại một cuộc họp của FED và Ủy bạn Giám sát Ngân hàng tổ chức. "Trong phạm vi mà các thuật toán cơ bản được sử dụng cho việc ra quyết định tín dụng sử dụng nguồn dữ liệu phi truyền thống,  sẽ rất quan trọng để đảm bảo rằng điều này không dẫn đến các phương pháp khác nhau hoặc có tác động khác nhau."


Ngân hàng cộng đồng, những ngân hàng có ít hơn $ 10 tỷ USD tài sản, được coi là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp nhỏ, bất động sản thương mại, và các hình thức tín dụng khác.

S&P 500 hồi phục, chấm dứt mạch giảm 5 phiên liên tiếp

11:42 |

Chứng khoán Mỹ phiên 29/9 tăng sau một phiên đầy biến động do lo ngại về sức khỏe kinh tế toàn cầu khiến giới đầu tư thận trọng trong giao dịch.

FED: Mâu thuẫn trong thông cáo báo chí giữa các quan chức.

15:44 |
Một phụ nữ đi qua trụ sở Cục dự trữ liên bang Mĩ FED ngày 16 tháng 9 năm 2015

Các quan chức FED sẽ lần lượt có những cuộc họp báo trong tuần này, dự kiến bắt đầu vào ngày thứ 2, tuy nhiên ,các có sự xung đột giữa các quan điểm.

Các nhà hoạch định chính sách đưa ra những câu hỏi về khả năng quản lí thông điệp của Ngân hàng Trung ương trong bối cảnh quan trọng này.

William Dudley, người đứng đầu FED New York, và Jon Williams, người đứng đầu FED San Francisco, đều đưa ra tín hiệu cho rằng FED sẽ tăng lãi suất vào cuối năm, và nói rằng họ hi vọng lãi suất sẽ tăng theo hướng mục tiêu là 2%. Williams lên tiếng về việc thắt chặt, nói rằng một chút dữ liệu đó cũng có thể khiến ông ta tin vàoviệc tăng lãi suất.
Tuy nhiên, Charles Evans người đứng đầu FED Chicago, theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng trong dài hạn, giữ ở mức 0% cho đến giữa năm 2016.

17 nhà hoạch định chính sách của FED dự kiến sẽ có 16 bài phát biểu riêng biêt, hay gặp gỡ công chúng trong tuần này trên khắp đất nước, chưa đầy 2 tuần sau khi FED quyết định trì hoẵn việc tăng lãi suất. trong khi đó, Các thị trường tài chính dự đoán lãi suất sẽ không tăng cho tới năm sau.

Tuy nhiên, các phát biểu của Dudley, Williams và Evans cũng đã làm rõ ít nhiều cho thị trường. Thị trường chứng khoán Mĩ đã sụt giảm ngày thứ 2, do các nhà đầu tư phàn nàn rằng, FED đã không cung cấp những thông tin rõ ràng cho thị trường tài chính.
Rất nhiều nhà đầu tư đang cho rằng FED đang bối rối, Monahan Amana, giám đốc quản lý tại Capital Management LLC cho biết. "Họ đang tự đặt mình vào chân tường bằng cách nói rằng họ hy vọng sẽ nâng lãi suất từ nay đến cuối năm khi nền kinh tế mỗi ngày một khác ‘’.

Evans thừa nhận sự thất vọng và chỉ vào  lạm phát yếu và phân cấp cấu trúc của Fed - trong đó mỗi nhà hoạch định chính sách có một  phân tích của riêng họ - như  là một lý do. Ông không nhìn thấy lạm phát đạt mục tiêu 2 phần trăm của Fed cho đến năm 2018.


‘’Thật không may là vẫn còn rất nhiều cơ sở để dự đoán, vì lạm phát bây giờ là khá thấp. Evans nói với các phóng viên ở Miwaukee sau một bài phát biểu ở Đại học  Marquette.
Bà Yellen và phó chủ tịch Stanley Fischer là những thành viên của FED sẽ có bài phát biểu trong tuần, trong đó có 2 hội nghị do FED tổ chức ở ST.Louis và Boston
Inews Team
Nguồn: Reuters

Chỉ số Nikkei giảm tuần thứ 2 liên tiếp, Cổ phiếu máy móc, cơ khí lao dốc vì Thị trường Trung Quốc yếu

10:27 |
Chỉ số cổ phiếu bình quân Nikkei của Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần vào phiên ngày thứ 5 khi thị trường mở cửa trở lại sau ba ngày nghỉ lễ, do phải đối mặt với tin Thị trường Trung Quốc đang yếu, và hoạt động của những doanh nghiệp Mĩ, điều này đã ảnh hưởng tới hàng loạt cổ phiếu trong ngành cơ khí, máy móc.

Cổ phiếu bình quân Nikkei giảm 2,8% xuống mức 17,571.83, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng ngày 8 tháng 9, vầ là ngày giảm nhiều điểm nhất trong 3 tuần trở lại đây.
                                                        Chỉ số Nikkei 225 ngày 24/9/2015

Lĩnh vực cơ khí máy móc của Nhật Bản, thứ dựa rất nhiều vào việc kinh doanh với Trung Quốc, đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi những lo ngại về suy thoái toàn cầu, theo khảo sát độc lập của các Quản lý Mua bán hàng hóa, xuất bản hôm thứ Tư.

Chỉ số Topix machine subindex giảm 5%, Cổ phiếu của Okuma mất 9.1% còn Makita mất 7,8%. Theo báo cáo được công bố bởi Goldman Sachs cũng gây áp lực lên phân khúc này, trong đó 6 cố phiếu cơ khí, máy móc của Nhật, bao gồm những công ty kể trên đã tụt dốc

Chỉ số Topix giảm 2,4 % xuống 1,426.97 và JPX-Nikkei Index 400 giảm2.4% xuống còn 12,800.75

                                                                                                                         Inews Team

                                                                                             Theo: Reuters

CHỨNG KHOÁN CHÂU Á ĐANG CHỮNG LẠI, TRƯỚC SỰ LO NGẠI VÈ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

10:21 |
Chứng khoán Châu Á đã có một khởi đầu thận trọng vào hôm thứ 5, sau những tin không tốt về nền kinh tế Trung Quốc và Hoa Kì, và việc bán tháo cổ phiếu diễn ra vào phiên ngày hôm trước.

Những lo ngại về việc Mĩ thắt chặt trong chính sách tiền tệ của Hoa Kì và sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế Trung Quốc, có thể khiến các nhà đầu tư lo ngại, đặc biệt là những nhà đầu tư về cổ phiếu và hàng hóa.

Chỉ só MSCI của các cổ phiếu Châu Á ngoài Nhật Bản đã có một mức tăng nhẹ trong đầu phiên giao dịch, sau khi chứng kiến phiên giảm điểm cao nhất trong vòng một tháng trở lại đây.

Chỉ số Nikkei 225 mở cửa lần đầu tiên sau kì Nghỉ lễ, giảm 1.6%. Gần chạm mức thấp nhất trong  7 tháng đầu năm nay.

Giá cả thị trường được phản ánh qua một khung cửa sổ kính tại sàn chứng khoán Tokyo TSE tại Tokyo, 24,tháng Tám,2015

Thị trương phố Wall cũng bị kéo xuống bởi các báo cáo kinh tế mô tả sự thờ ơ tồn tại trong các doanh nghiệp Mĩ, và tình trạng sản xuất tồi tệ của Trung  Quốc kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Trên thị trường Tiền tệ, đông Euro đã được hỗ trợ từ phát biểu của chủ tịch ECB Marco Dhargi rằng ECB cần thêm một thời gian để quyết định việc kích thích là thực sự cần thiết.
Đồng Euro tăng lên 1.1179$ vào ngày thứ 7, sau 3 tuần giảm liên tiếp xuống 1.1105$
Đông Yên đang bị mắc kẹt và dao động trong một phạm vi nhỏ trong tuần qua, cuối cùng chạm giữ mức 120.21 $

Tuy nhiên, Dự báo về việc tăng lãi suất của FED và ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn đang đè nặng lên các đồng tiền mới nổi

Chứng khoán Mỹ giảm điểm do lo ngại tăng trưởng kinh tế

08:15 |

Phố Wall phiên 23/9 giảm nhẹ do cổ phiếu nguyên liệu và năng lượng đi xuống khi số liệu thất vọng của Trung Quốc và Mỹ gia tăng lo ngại tăng trưởng.

Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều sau báo cáo ngành công nghiệp

08:42 |

Phần lớn chứng khoán Mỹ giảm điểm, đặc biệt là cổ phiếu của lĩnh vực công nghệ và công ty vốn hóa nhỏ do sản lượng sản xuất bất ngờ giảm.

Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp

08:54 |
Chỉ số S&P 500 ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong tháng do thị trường ngày càng lo ngại Fed có thể sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
S&P 500 giảm 0,7% xuống 1.988,44 vào lúc 16h00 tại New York, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ ngày 5/8. Hệ số P/E đạt 16,6 điểm - gần chạm mức định giá cao nhất kể từ cuối năm 2009 là 16,8 điểm.



Chỉ số S&P 500 (Nguồn: Bloomberg)

Cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong cả 10 lĩnh vực chính đều giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất là lĩnh vực tài chính, điện nước và điện thoại với hơn 1%.

Điển hình là lĩnh vực điện thoại với phiên giảm giá của Apple sau khi ra mắt các sản phẩm mới trong hôm qua 9/9. Giá cổ phiếu của Apple giảm 0,4% xuống 97,99 USD/cổ phiếu. Tập đoàn này vừa giới thiệu một loạt sản phẩm mới, như đồng hồ đeo tay thông minh, hệ thống thanh toán di động, các ứng dụng kiểm tra sức khỏe, chiếc điện thoại iPhones 6 và 6+, tới công chúng.

Chỉ số Dow Jones giảm 0,6% xuống 17.013,87 điểm.


Chỉ số Dow Jones (Nguồn: Bloomberg)

Có khoảng 5,8 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ, cao hơn 3,5% so với mức trung bình 3 tháng. Chỉ số VIX - theo dõi biến động chứng khoán Mỹ - tăng 6,6% lên 13,5 điểm, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong hơn 1 tháng qua.

Bất chấp những dấu hiệu tăng trưởng chậm chạp trên thị trường việc làm, ngày càng có nhiều nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Nếu Fed thắt chặt chính sách quá sớm sẽ khiến kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung rơi vào cuộc suy thoái khác.
Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

Chứng khoán Mỹ tuột khỏi đỉnh kỷ lục

08:51 |


S&P 500 kết thúc chuỗi tăng 5 tuần liên tiếp do cổ phiếu của các công ty năng lượng và giá dầu giảm mạnh.
S&P 500 giảm 0,3% xuống 2.001,54 vào lúc 16h00 tại New York với hệ số P/E tăng lên 18 điểm - gần chạm mức cao nhất 4 năm.




Chỉ số S&P 500 (Nguồn: Bloomberg)

Cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong 8/10 lĩnh vực chính được S&P 500 theo dõi đều giảm giá, trong đó, giảm mạnh nhất là lĩnh vực năng lượng với 1,6%. Lần đầu tiên, giá dầu Brent bất ngờ giảm dưới 100 USD kể từ tháng 6/2013 do nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm trong tháng 8.

Chỉ số Dow Jones giảm 0,2% xuống 17.111,42 điểm.


Chỉ số Dow Jones (Nguồn: Bloomberg)

Có khoảng 5,2 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ, thấp hơn 6% so với mức trung bình 3 tháng. Chỉ số VIX - theo dõi biến động chứng khoán Mỹ - tăng 4,7% lên 12,66 điểm.

Tuần trước, chỉ số S&P 500 tăng 0,2% và ghi nhận 5 tuần tăng liên tiếp trước đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không vội vàng tăng lãi suất do thị trường việc làm vẫn tăng trưởng chậm chạp.

Hôm qua 8/9, Morgan Stanley đã nâng dự báo về S&P 500 trong 12 tháng tới lên 2.125 điểm trong khi Goldman Sachs cũng nâng xếp hạng chứng khoán trong 3 tháng tới lên tương đương với mức mua. Động thái này diễn ra sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu quyết định cắt giảm lãi suất và thực hiện kế hoạch mua tài sản.
Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

223 mã chứng khoán đủ điều kiện là tài sản thế chấp

14:20 |

Ngoài 60 mã thuộc danh mục HNX30 và VN30 thì 163 mã còn lại gồm có 59 mã niêm yết trên HNX và 104 mã niêm yết trên HSX.

Theo Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL) của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) ngày 19/8/2014, tỷ lệ chiết khấu tài sản thế chấp là 5% đối với trái phiếu chính phủ; 30% đối với chứng khoán trong danh mục chứng khoán cấu thành VN30/HNX30; 40% đối với chứng khoán còn lại.

Theo Danh mục cổ phiếu đủ điều kiện làm tài sản thế chấp của VSD, có 223 mã chứng khoán niêm yết trên 2 Sở giao dịch đủ điều kiện làm tài sản thế chấp từ ngày 3/9/2014 đến 28/2/2015.

Ngoài 60 mã thuộc danh mục HNX30 và VN30 thì 163 mã còn lại gồm có 59 mã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và 104 mã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM.

Cơ chế vay và cho vay chứng khoán tạo điều kiện cho việc vận hành của quỹ đầu tư chỉ số (ETF) của Việt Nam vì cơ chế cho vay chỉ áp dụng với hỗ trợ thành viên lập quỹ (AP) có đủ chứng khoán để góp vốn và thực hiện giao dịch của quỹ ETF cũng các công ty chứng khoán thành viên sửa lỗi giao dịch.

Trong khi đó, cá nhân chỉ có thể cho vay chứng khoán trong khi không được vay.

Nguồn: VSD
Các mã đủ điều kiện làm tài sản thế chấp niêm yết trên HNX (Ngoại trừ HNX30)

Các mã đủ điều kiện làm tài sản thế chấp niêm yết trên HSX (Ngoại trừ VN30)
Nguồn: VSD

Nguồn Theo DVO

VinaCapital Vietnam Fixed Income Ltd lại đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu QCG

08:16 |

Nếu giao dịch thành công, VinaCapital Vietnam Fixed Income Ltd còn nắm giữ hơn 2,7 triệu cổ phiếu QCG, tỷ lệ 2,15%.
VinaCapital Vietnam Fixed Income Ltd vừa đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã QCG) theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 10/9 đến 9/10/2014 nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

Nếu thành công, VinaCapital Vietnam Fixed Income Ltd chỉ còn nắm giữ hơn 2,7 triệu cổ phiếu QCG, tương đương 2,15% số lượng cổ phiếu lưu hành của Quốc Cường Gia Lai.

VOF Investment Ltd - tổ chức liên quan tới VinaCapital Vietnam Fixed Income Ltd đang nắm giữ gần 11,7 triệu cổ phiếu QCG, tỷ lệ 9,18%.

Trước đó, từ ngày 3/7 đến 1/8/2014, VinaCapital Vietnam Fixed Income Ltd từng đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu QCG theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh nhưng không thành công do tình hình thị trường biến động không phù hợp.

Trong 3 tháng gần đây, cổ phiếu QCG dao động trong khoảng từ 7.700 - 10.100 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến giá cổ phiếu QCG trong 3 tháng gần nhất tại ngày 5/9/2014.

Nguồn Theo DVO

Chứng khoán Mỹ giảm 3 ngày liên tiếp

07:29 |


S&P500 ghi nhận chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ tháng 6 do cổ phiếu của các hãng sản xuất năng lượng sụt giá mạnh.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,2% xuống 1.997,65 điểm vào lúc 16h00 tại New York. Cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng giảm 1,3% và trở thành lĩnh vực giảm mạnh nhất trong 10 lĩnh vực chính do giá dầu giảm 1,1% tại New York.


Chỉ số S&P 500 (Nguồn: Bloomberg)

Chỉ số S&P 500 đã giảm 0,3% trong 3 ngày qua sau khi lên kỷ lục vào phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8.

Chỉ số Dow Jones giảm 8,7 điểm xuống 17.069,58 điểm.


Chỉ số Dow Jones (Nguồn: Bloomberg)

Hơn 5,6 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ, cao hơn 1,8% so với mức trung bình 3 tháng. Chỉ số VIX, theo dõi biến động chứng khoán Mỹ, tăng 2,3% lên 12,64 điểm, ghi nhận chuỗi tăng liên tiếp dài nhất kể từ ngày 1/8.

Hôm qua 4/9, thị trường Mỹ tiếp nhận một số tin tức trái chiều từ nền kinh tế. Theo đó, lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ tăng trưởng nhanh nhất 9 năm trong tháng 8 trong khi đơn xin trợ cấp thất nghiệp lại tăng nhẹ trong tuần trước. Một báo cáo khác lại cho biết, các doanh nghiệp đã tuyển dụng ít hơn so với ước tính trong tháng 8.

Cũng trong ngày hôm qua, kết thúc cuộc họp chính sách, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định cắt giảm cả 2 lãi suất điều hành, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát do tỷ lệ lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm quá thấp so với mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

VN-Index mở cửa tăng mạnh sau ngày lễ

14:04 |

Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ ở tất cả các ngành cũng tăng trên diện rộng
VN-Index tăng 6,31 điểm, tương ứng 0,99% với 24 triệu cổ phiếu được giao dịch, đạt giá trị hơn 300 tỷ đồng.

HNX-Index tăng 1,02 điểm, tương ứng 1,17% và đứng tại mức 88,06 điểm với hơn 11 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt tăng với MSN VNM GAS cùng tăng 100 đồng PVD và VIC cùng đứng giá tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ ở tất cả các ngành cũng tăng trên diện rộng ITA FLC AVF KTB SHB PVX SCR SAM hiện đang được giao dịch mạnh với khối lượng cao. Tiêu điểm KSA QCG KSH MHC MPC đang được giao dịch tại mức giá trần

Nguồn Theo DVO

Cung cấp thông tin Tài chính, Kinh tế. Phân tích, Nhận định, Chiến lược giao dịch các phiên. Môi giới đầu tư, Mở tài khoản giao dịch Vàng, Forex